4 Kết quả cho Hashtag: 'CÔNG NGHỆ LÕI'
-
Bảo đảm an ninh quốc gia từ việc làm chủ công nghệ lõi, phát triển sản phẩm công nghệ cao trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Trung tướng Vũ Ngọc Thiềm và các cộng sự (nguồn: Tạp chí Cộng sản)08:30 | 29/01/2025Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mở ra nhiều cơ hội, nhưng đồng thời đặt ra không ít thách thức đối với mỗi quốc gia, tổ chức, cá nhân và ngày càng tác động sâu rộng vào mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội... Để nắm bắt thời cơ cũng như hạn chế tác động tiêu cực của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Đảng và Nhà nước ta có nhiều chủ trương, chính sách nhằm đẩy mạnh việc làm chủ công nghệ nền, công nghệ lõi, phát triển các ứng dụng công nghệ cao hướng tới hình thành doanh nghiệp Việt Nam mang tầm quốc gia, khu vực và thế giới. Đây không chỉ là chủ trương, định hướng chiến lược để Việt Nam bứt phá, mà còn góp phần quan trọng trong bảo đảm an ninh quốc gia. -
Bảo mật D2D cho mạng 5G IoT dựa vào mật mã hạng nhẹ
Trần Thị Ngà (Học viện Kỹ thuật mật mã)09:53 | 09/03/2023D2D (Device-to-Device) là phương tiện liên lạc trực tiếp giữa các thiết bị mà không qua nút trung gian, nó giúp mở rộng phạm vi phủ sóng di động và tăng cường tái sử dụng tần số vô tuyến trong mạng 5G [1]. Đồng thời, D2D còn là công nghệ lõi của liên lạc giữa thiết bị với vạn vật IoT. Tuy nhiên, truyền thông D2D trong mạng 5G là kiểu mạng thông tin di động có nhiều thách thức bao gồm ẩn danh, nghe lén, đánh cắp quyền riêng tư, tấn công tự do… Những thách thức này sẽ khó giảm thiểu hơn do tính chất hạn chế tài nguyên của các thiết bị IoT. Do đó, việc sử dụng mật mã hạng nhẹ vào bảo mật hệ thống D2D nhằm đáp ứng yêu cầu về năng lượng tiêu thụ, tài nguyên bộ nhớ, tốc độ thực thi bảo mật xác thực trong 5G IoT là đặc biệt quan trọng. Bài báo đi phân tích các bước trong mô hình bảo mật D2D cho mạng 5G IoT. Từ đó, đề xuất thuật toán có thể sử dụng để bảo mật liên lạc D2D cho các thiết bị 5G IoT. -
Năng lực mạng cấp 2: Trung Quốc (Phần II)
Nguyễn Văn Liệu (Bộ Công an)10:37 | 21/10/2022Qua phân tích tại Phần I của bài báo (đăng tải trên số 3 (067) 2022 Tạp chí An toàn thông tin) cho thấy bên cạnh việc bị ảnh hưởng, chi phối từ Mỹ, Trung Quốc đã có những chiến lược và bước tiến lớn trong việc nâng cao năng lực mạng. Phần II của bài báo sẽ đánh giá năng lực mạng cấp 2 của quốc gia này trên các khía cạnh: An ninh mạng và khả năng phục hồi; Vai trò lãnh đạo toàn cầu về các vấn đề không gian mạng; Khả năng tấn công mạng. -
Năng lực mạng cấp 2 Trung Quốc (Phần I)
Nguyễn Văn Liệu (Bộ Công an)23:10 | 02/09/2022Tuy có xuất phát điểm thấp, nhưng với sự phát triển vượt trội, ngày nay Trung Quốc đã vươn lên trở thành một trong những quốc gia hàng đầu về công nghệ. Mục tiêu trở thành cường quốc không gian mạng của nước này được phản ánh trong Chiến lược Quân sự công bố năm 2015 và Chiến lược An ninh mạng công bố năm 2016. Trung Quốc có tham vọng về việc sản xuất bản địa các công nghệ lõi Internet và quyết tâm dẫn đầu thế giới về lĩnh vực này vào năm 2030.