45 Kết quả cho Hashtag: 'EU'
-
12 bước để tổ chức tuân thủ quy định GDPR
Phương Ngọc16:25 | 23/09/2024Quy định Bảo vệ Dữ liệu chung (GDPR) của Liên minh châu Âu là văn bản pháp lý quan trọng, hình mẫu cho các nước, khu vực khác trong việc bảo vệ dữ liệu. Tuy nhiên, việc tuân thủ GDPR sẽ đòi hỏi các tổ chức phải đầu tư kinh phí bổ sung, tăng cường nhân lực dành cho xử lý dữ liệu. Dưới đây là hướng dẫn 12 bước triển khai GDPR cho tổ chức do Ủy ban Bảo vệ Dữ liệu công bố. -
Thực trạng và triển vọng hợp tác giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu trong lĩnh vực an ninh mạng (Phần I)
TS. Nguyễn Hữu Hùng - Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ; PGS.TS Bùi Thu Lâm - Học viện Kỹ thuật mật mã07:33 | 07/08/2024Hiện nay, an ninh mạng (ANM) có tác động quan trọng đến vận mệnh của các quốc gia. Các quốc gia đều phải đối mặt với thách thức ANM, nhất là vấn đề xác định mối quan hệ giữa năng lực không gian mạng với tiềm lực sức mạnh quốc gia trong khi thế giới lại thiếu vắng các cơ chế quản trị ANM toàn cầu và các quy tắc, quy chuẩn ứng xử được chấp nhận rộng rãi trong không gian số. -
Hợp tác Việt Nam - EU trong việc giải quyết những thách thức toàn cầu mới
Trường An16:28 | 28/06/2024Sáng ngày 28/6, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Viện FES Việt Nam tổ chức Tọa đàm “Hợp tác Việt Nam - EU trong việc giải quyết những thách thức toàn cầu mới”. Buổi Tọa đàm nhằm mục đích tạo ra một diễn đàn để các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu trao đổi, thảo luận, làm rõ hơn và tìm ra các giải pháp giúp tăng cường hợp tác toàn diện với EU trong việc gải quyết những thách thức toàn cầu hiện nay. -
Dịch vụ tin cậy của Liên minh Châu Âu áp dụng công nghệ sổ cái phân tán (Phần I)
Phạm Quốc Hoàn, Phó Giám đốc Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia, Bộ Thông tin và Truyền thông15:29 | 04/08/2023Quy định về định danh điện tử và dịch vụ tin cậy (eIDAS) của Liên minh châu Âu (EU) được ban hành vào năm 2014 nhằm mục đích nâng cao lòng tin đối với các giao dịch điện tử trên thị trường nội khối, bằng cách cung cấp nền tảng pháp lý chung cho giao dịch điện tử đảm bảo an toàn giữa người dân, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và quốc tế trong thị trường nội khối. Từ đó tăng cường hiệu quả của các dịch vụ trực tuyến công và tư, kinh doanh điện tử và thương mại điện tử trong EU. Trong phần I của bài báo, tác giả sẽ giải thích rõ hơn về quy định eIDAS và sổ cái phân tán (Distributed Ledger Technology - DLT). -
Điều chỉnh chính sách an ninh mạng của EU, Mỹ và Nhật Bản năm 2022
Nguyễn Văn Liệu (Bộ Công an)11:45 | 19/04/2023Tấn công mạng đã trở nên phổ biến hơn trong các cuộc xung đột vũ trang những năm gần đây. Trước khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra vào ngày 24/02/2022, Nga đã phát động tấn công DDoS quy mô lớn và tấn công bằng phần mềm xóa dữ liệu nhằm vào các lĩnh vực quan trọng, bao gồm cả các cơ quan chính phủ Ukraine. Xung đột hai bên không còn giới hạn trong các lực lượng chính phủ mà đã mở rộng sang các tổ chức phi chính phủ và tin tặc tình nguyện. Việc truyền bá thông tin sai lệch cũng diễn ra đồng thời, điều này đã làm thay đổi hình thức chiến tranh, các hoạt động phi quy ước như tấn công mạng, tác động dư luận, đối đầu thông tin,... được kết hợp với xung đột quân sự cường độ cao tạo thành “chiến tranh hỗn hợp”. Để đảm bảo an ninh mạng quốc gia, nắm bắt thế chủ động của chiến tranh mạng trong chiến tranh hiện đại, các quốc gia tiếp tục điều chỉnh chính sách, tăng cường đầu tư cho an ninh mạng, quan tâm hơn đến việc đảm bảo an ninh cơ sở hạ tầng và tăng cường hợp tác. -
Triển khai thực hiện quy định chung về bảo mật thông tin ở EU
Đỗ Hồng Huyền (Viện Nghiên cứu Châu Âu)22:36 | 15/08/2022Sau nhiều sự cố rò rỉ dữ liệu người dùng của Facebook, việc áp dụng Quy định chung về bảo mật thông tin (General Data Protection Regulation – GDPR) có thể được xem là nỗ lực bảo vệ quyền lợi chủ thể dữ liệu cá nhân của Liên minh Châu Âu (EU). Việc thiết lập một hành lang pháp lý chung để bảo vệ thông tin cá nhân và triển khai thực hiện hiệu quả là yêu cầu cấp bách đặt ra trong thời đại Internet phát triển bùng nổ như hiện nay. -
Ủy ban châu Âu đề xuất các quy định mới về an ninh mạng và an ninh thông tin
Phạm Hoàng Nam (Theo Computerweekly)07:56 | 06/04/2022Ngày 22/3/2022, Ủy ban Châu Âu (EC) đã đề xuất các quy định mới để thiết lập các biện pháp an ninh mạng và an ninh thông tin chung trong các tổ chức, cơ quan, văn phòng và cơ quan của liên minh Châu Âu (EU). -
An ninh mạng trong chuyển đổi số ở EU
ThS. Đỗ Hồng Huyền15:58 | 17/01/2022Ở mỗi quốc gia, việc bảo đảm an toàn, an ninh không gian mạng là điều kiện cơ bản, yếu tố sống còn của công cuộc chuyển đổi số, phát triển chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số. Với châu Âu, khi quá trình chuyển đổi số tăng tốc trong toàn bộ đời sống kinh tế-xã hội, các lĩnh vực quan trọng như vận tải, năng lượng, y tế… được kết nối với nhau chưa từng có, khiến an ninh mạng và khả năng phục hồi trở thành ưu tiên hàng đầu đối với các nhà hoạch định chính sách cũng như các doanh nghiệp. Bài viết này sẽ phân tích quan điểm của EU về an ninh mạng trong chuyển đổi số, thực trạng và giải pháp bảo đảm an ninh mạng ở EU trong bối cảnh hiện nay. -
Khủng bố mạng thời cách mạng công nghiệp 4.0 và các biện pháp ứng phó của EU
Đỗ Hồng Huyền09:32 | 16/10/2019Sự phát triển của Internet và không gian mạng đã có những tác động to lớn đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội ở tất cả các quốc gia trên toàn thế giới. Tuy nhiên, nó cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro về bảo mật và mất an toàn thông tin. Sự cố an ninh mạng, có thể là cố ý hay vô tình đang gia tăng với tốc độ đáng báo động và có thể làm gián đoạn việc cung cấp thông tin, khiến cho việc bảo mật thông tin trong thế giới kỹ thuật số ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp. Nghiên cứu này làm rõ các nguyên tắc hướng dẫn chính sách an ninh mạng nói chung và chính sách chống khủng bố mạng ở EU.