Nhiều quốc gia đã và đang gấp rút xây dựng các hành lang pháp lý và kế hoạch đảm bảo ANM. Tuy nhiên, do đặc tính xuyên biên giới của an ninh mạng, một chiến lược hiệu quả trên không gian mạng đòi hỏi phải có sự hợp tác quốc tế chặt chẽ. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã ban hành Chiến lược Bảo vệ Tổ quốc trong không gian mạng và Chiến lược An ninh mạng quốc gia, thành lập các đơn vị chức năng phục vụ quản trị an ninh mạng quốc gia. Việt Nam cũng mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới, trong đó có Liên minh châu Âu (EU) – một khu vực rất năng động trong các hoạt động bảo vệ ANM.
THỰC TRẠNG AN NINH MẠNG CỦA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU
Tình hình chung về an ninh mạng của Việt Nam
Hiện nay, nhiều hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) trọng yếu trong các cơ quan Đảng và Chính phủ trở thành mục tiêu khai thác của tin tặc, các chiến dịch tấn công mạng không ngừng gia tăng cả về cường độ và tính chất nguy hiểm. Theo số liệu của Trung tâm Công nghệ thông tin và Giám sát an ninh mạng (Ban Cơ yếu Chính phủ), năm 2023 ghi nhận 76.471 nguy cơ tấn công mạng (Hình 1), trong đó, nguy cơ tấn công khai thác lỗ hổng bảo mật: 51.387 (chiếm 67,2%), nguy cơ tấn công truy cập trái phép: 17.268 (chiếm 22,58%), nguy cơ tấn công mã độc: 5.514 (chiếm 7,21%). Hơn 500 trang web của các cơ quan Nhà nước và một số tổ chức giáo dục đã bị tấn công, xâm nhập. Cuộc tấn công mã độc tống tiền (ransomware) cũng đã nhắm đến hơn 83.000 má...
Thực trạng và triển vọng hợp tác giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu trong lĩnh vực an ninh mạng (Phần I)
Hiện nay, an ninh mạng (ANM) có tác động quan trọng đến vận mệnh của các quốc gia. Các quốc gia đều phải đối mặt với thách thức ANM, nhất là vấn đề xác định mối quan hệ giữa năng lực không gian mạng với tiềm lực sức mạnh quốc gia trong khi thế giới lại thiếu vắng các cơ chế quản trị ANM toàn cầu và các quy tắc, quy chuẩn ứng xử được chấp nhận rộng rãi trong không gian số.
Trang liên kết