Năng lực không gian mạng của Liên Bang Nga (phần 2)

09:52 | 25/02/2022

Trong phần I của bài báo "Năng lực không gian mạng của Liên Bang Nga" tác giả đã trình bày bốn vấn đề: Chiến lược và học thuyết; Tổ chức, chỉ huy và kiểm soát; Năng lực tình báo; Ưu thế và sự phụ thuộc vào không gian mạng. Phần II của bài báo dưới đây sẽ trình bày ba vấn đề tiếp theo: An ninh mạng và khả năng phục hồi; Vai trò lãnh đạo toàn cầu về các vấn đề không gian mạng và Khả năng tấn công mạng của Liên Bang Nga.  

Thứ năm: An ninh mạng và khả năng phục hồi Tổng thống Putin đã coi khả năng phục hồi và an ninh mạng quốc gia là ưu tiên hàng đầu trong suốt hai thập kỷ làm lãnh đạo nước Nga; bắt đầu từ năm 2000 với việc công bố Học thuyết An ninh Thông tin đầu tiên, vài tháng sau khi ông nhậm chức tổng thống. Năm 2016, bên cạnh việc cập nhật Học thuyết an toàn thông tin, chính phủ Nga đã ban hành một loạt luật và thực hiện cải cách để giải quyết bất cập về xã hội và kỹ thuật. Nổi bật trong thực hiện chính sách mới về khả năng phục hồi gồm có RuNet và hệ thống giám sát SORM. Một yếu tố khác là mạng chính phủ bảo mật (RSNet) dành cho các quan chức chính phủ Nga sử dụng. Tất cả nhân viên đều có tài khoản thư an toàn riêng mà chỉ có thể được truy cập từ một địa chỉ IP đặc biệt bằng máy tính được chỉ định. Chính phủ Nga cũng đang theo đuổi các nỗ lực quản lý khác, bao gồm luật bản địa hóa dữ liệu, trong đó yêu cầu các công ty lưu trữ dữ liệu của người dùng Nga trong biên giới đất nước. Ví dụ, Cơ quan giám sát truyền thông Nga Roskomnadzor đã yêu cầu Apple lưu trữ một số loại dữ liệu nhất định ở Nga thay vì bên ngoài quốc gia; năm 2016, Nga chặn LinkedIn vì không tuân thủ luật bản địa hóa dữ liệu; năm 2020, một tòa án ở Moscow đã phạt Twitter và Facebook 63.000 USD vì không tuân thủ. Tuy nhiên, việc bản địa hóa dữ liệu nói chung là rất khó thực thi đối với bất k...