ƯU THẾ VÀ PHỤ THUỘC VÀO MẠNG
Nhật Bản là một trong những nước phát triển hàng đầu thế giới về công nghệ mạng, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, điều này khiến nền kinh tế Nhật Bản vừa có ưu thế vừa bị phụ thuộc ngày càng nhiều vào lĩnh vực ICT. Nghiên cứu năm 2019 của IMF tho thấy nền kinh tế số của Nhật chiếm 49% GDP (ở Hoa Kỳ là 60% và ở Trung Quốc là 30%). Trong số 51 công ty viễn thông hoặc công nghệ hàng đầu trong danh sách Fortune “Global 500” năm 2020, Hoa Kỳ có 16 và Nhật Bản ở vị trí thứ hai có 8, Trung Quốc có 8, Tây Âu có 8. Nhật Bản là quốc gia sản xuất rô-bốt công nghiệp và sản xuất vi mạch nổi tiếng đã được chứng minh, với các công ty như Tokyo Ohka Kogyo Co., Ltd. (TOK), JSR Corporation và ShinEtsu Chemical.
Tập đoàn viễn thông lớn thứ tư trên thế giới Nippon Telegraph and Telephone (NTT) của Nhật Bản có nhiều công ty con bao gồm Truyền thông quốc tế (NTT Communications), Truyền thông thiết bị di động (NTT Domoco), lắp đặt và bảo trì cáp nối đất (NTT World Engineering Marine Corporation). Theo dữ liệu mã nguồn mở IPv6 2019, 05 nhà cung cấp dịch vụ Internet hàng đầu ở Nhật Bản đều là bản địa: Bbix, Biglobe, Jpne, Mf-native6 và Ocn. Đội tàu lắp cáp của NTT World Engineering Marine Corporation cho phép nước này duy trì một trục viễn thông bản địa và có chủ quyền.
Tuy nhiên, Nhật Bản hiện đang tụt hậu so với nhiều thành viên khác của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) về hiệu suất công nghệ. Một cuộc khảo sát của OECD cho thấy nước này cần đầu tư nhiều h...
Đánh giá về năng lực không gian mạng của Nhật Bản (phần II)
Tiếp nối Phần I của bài báo đã đăng trong Tạp chí An toàn thông tin số 1 (065) 2022, Phần II sẽ tập trung xem xét năng lực không gian mạng của Nhật Bản trên bốn khía cạnh: ưu thế và phụ thuộc mạng; an ninh mạng và khả năng phục hồi; vai trò lãnh đạo các vấn đề không gian mạng; khả năng tấn công mạng. Bài báo nằm trong chuỗi các bài viết được tác giả biên dịch từ tài liệu báo cáo "Năng lực và sức mạnh quốc gia trên không gian mạng - Cyber Capabilities and National Power" của Viện nghiên cứu Chiến lược quốc tế (Anh). Quý độc giả quan tâm có thể đón đọc trên Tạp chí An toàn thông tin và Tạp chí điện tử tại tên miền antoanthongtin.vn.
Trang liên kết