Tầm quan trọng của cáp quang biển đối với truyền thông toàn cầu
Cáp quang biển được làm bằng sợi quang có lớp phủ vật liệu bảo vệ đặc biệt, được đặt dưới đáy biển, dùng để truyền dẫn tín hiệu quang, với tốc độ cao, công suất lớn, suy hao thấp, độ tin cậy cao và nhiều ưu điểm khác. Cáp quang biển là “động mạch chủ” trong thông tin liên lạc quốc tế hiện nay, chiếm hơn 95% dữ liệu truyền tải xuyên quốc gia. Gần 71% diện tích bề mặt trái đất là các đại dương và chỉ có 44 trong số gần 200 quốc gia không có đường bờ biển. So với cáp mặt đất, cáp quang biển phù hợp hơn cho việc truyền dữ liệu xuyên quốc gia. So với vệ tinh, cáp quang biển có ưu điểm là dung lượng lớn, khả năng chống nhiễu tốt, tuổi thọ cao và tiết kiệm chi phí hơn.
Cáp quang biển có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng. Các hoạt động như giao dịch thương mại, tài chính quốc tế truyền qua các tuyến cáp quang biển quốc tế, một khi bị tấn công, phá hoại sẽ gây tổn hại đến lợi ích kinh tế quốc gia. Điển hình là tháng 9/2022, hàng loạt sự kiện ngắt kết nối ở châu Âu như cáp ngầm của Pháp, cáp ngầm của quần đảo Deland của Anh, cáp ngầm của Na Uy… Hay tháng 2/2023, cả 5 tuyến cáp quang biển của Việt Nam đều bị gián đoạn; điều này làm dấy lên sự chú ý của toàn cầu đối với vấn đề an toàn của các tuyến cáp quang biển quốc tế [1].
Đặc điểm của lĩnh vực cáp quang biển toàn cầu
Nhu cầu về phát triển cáp quang biển tăng mạnh: Với sự p...
Cạnh tranh Mỹ - Trung về cáp quang biển toàn cầu (phần 1)
Là cơ sở hạ tầng quan trọng kết nối thông tin toàn cầu, việc nắm giữ khả năng cung cấp cáp thông tin dưới biển (Submarine Communications Cables) hay cáp quang biển (Submarine Optical Fiber Cable) phần nào thể hiện trình độ phát triển thông tin liên lạc và năng lực cạnh tranh toàn cầu của một quốc gia. Bài báo này tập trung phân tích sự cạnh tranh giữa Mỹ - Trung Quốc trong việc xây dựng, phát triển và cung cấp cáp quang biển trên bình diện toàn cầu.
Trang liên kết