30 Kết quả cho Hashtag: 'CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0'
-
Bình Định chính thức khởi công Dự án Trung tâm Trí tuệ nhân tạo - Đô thị phụ trợ
P.T (Tổng hợp)16:00 | 21/08/2024Ngày 18/8, tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Lễ khởi công Dự án Trung tâm Trí tuệ nhân tạo - Đô thị phụ trợ đã chính thức diễn ra. Dự án trọng điểm này bao gồm 3 phân khu chức năng chính: Trung tâm trí tuệ nhân tạo, Khu giáo dục và đào tạo, và Khu đô thị phụ trợ. -
Đảm bảo an toàn thông tin trong công cuộc chuyển đổi số tại Việt Nam: thực trạng và giải pháp
Châu Minh Khánh (Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông)15:54 | 03/09/2023Trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0, Việt Nam đang trải qua quá trình chuyển đổi số với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật, công nghệ và Internet. Để quá trình này đi đến sự thành công, an toàn thông tin là một trong những yếu tố đóng vai trò then chốt. Tuy nhiên, các nguy cơ gây mất an toàn thông tin đã và đang đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi cần có sự chú trọng đặc biệt trong giai đoạn chuyển đổi số. Trong bài báo này, tác giả sẽ trình bày tầm quan trọng và đánh giá những thực trạng, từ đó tập trung đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao công tác đảm bảo an toàn thông tin trong công cuộc chuyển đổi số tại Việt Nam. -
Quản trị bảo mật thiết bị di động trong cách mạng công nghiệp 4.0
Bùi Anh Toàn (Samsung Việt Nam)16:48 | 03/09/2021Ngày nay, bất cứ tổ chức nào cũng dễ dàng nhận thấy, công nghệ di động đang trở thành trợ thủ đắc lực cho các công việc nghiệp vụ của nhân viên, đồng thời tạo ra trải nghiệm khách hàng khác biệt và xuất sắc. Bài viết sẽ đưa ra giải pháp quản trị bảo mật thiết bị di động để giúp các TC/DN thích ứng với hoàn cảnh làm việc đã thay đổi trong thời kỳ đại dịch -
Phát triển công nghiệp an ninh thông tin, an ninh mạng tại việt nam trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0
Phan Thị Hoài, Đào Ánh Hương, Trần Hoàng Anh (Học viện An ninh nhân dân)21:26 | 15/02/2021Sự phát triển của khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ thông tin và truyền thông, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử đã đem lại nhiều thuận lợi nhưng cũng tạo ra nhiều thách thức đan xen. Trong đó có thách thức về việc phát triển công nghiệp an ninh thông tin. -
An toàn thông tin trong thời đại trí tuệ nhân tạo
TS. Nguyễn Việt Hùng10:13 | 16/01/2020Trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang được nghiên cứu và ứng dụng mạnh mẽ trong lĩnh vực an toàn thông tin (ATTT). AI được sử dụng để phân tích dữ liệu mạng nhằm phát hiện kịp thời các cuộc tấn công vào hệ thống máy tính và được ứng dụng trong tự động phân tích và phát hiện hành vi của mã độc, phân tích và dò quét lỗ hổng bảo mật trong mã nguồn.… -
An toàn thông tin - ngành nghề triển vọng nhất hiện nay
Phòng Biên tập Tạp chí điện tử10:03 | 06/03/2019Cách mạng công nghiệp 4.0 đang thu hẹp khoảng cách giữa thế giới thực và thế giới ảo thông qua các công nghệ tiên tiến, sự đổi mới và sáng tạo không ngừng. Mức độ ảnh hưởng của cuộc cách mạng 4.0 dự báo sẽ làm thay đổi toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị trên toàn thế giới, đồng thời cũng tạo ra nhu cầu lớn về nhân sự cho các Bộ, ngành, tổ chức trong ứng dụng công nghệ. Theo xu hướng đó, ba ngành có thu nhập tốt nhất hiện nay và được xã hội quan tâm là: An toàn thông tin, Công nghệ thông tin và Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông. -
Văn phòng Chính phủ sẽ đi tiên phong và quyết liệt xây dựng Chính phủ điện tử
Theo baochinhphu.vn10:10 | 11/09/2018Khó khăn lớn nhất để xây dựng Chính phủ điện tử vẫn do tư tưởng, quyết tâm con người, đặc biệt là người đứng đầu và lực lượng cán bộ triển khai. Tuy nhiên, VPCP sẽ đi tiên phong và quyết liệt thực hiện theo đúng thông điệp của Thủ tướng về xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số: “Nghĩ lớn, hành động nhanh, bắt đầu từ cái nhỏ nhất”. -
Công tác quản lý nhà nước về mật mã dân sự tại Việt Nam
ThS. Nguyễn Thanh Sơn, Cục QLMMDS&KĐSPMM, Ban Cơ yếu Chính phủ08:05 | 20/02/2018Để hoạt động quản lý nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng mật mã ngày càng đạt hiệu quả cao, đáp ứng và phù hợp với xu thế thời đại, Nhà nước cần tiếp tục tăng cường quản lý, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, nhằm đảm bảo an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; Chống lại sự tấn công, phá hoại của các thế lực thù địch phản động lợi dụng môi trường mạng tuyên truyền, kích động, gây rối làm mất ổn định về chính trị, kinh tế. -
Hội thảo - Triển lãm quốc tế về Phát triển công nghiệp thông minh
Sáng 5/12/2017, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo - Triển lãm quốc tế “Phát triển công nghiệp thông minh - Smart Industry World 2017”. Sự kiện do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Tập đoàn Dữ liệu quốc tế (IDG) tổ chức. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự và phát biểu chỉ đạo.