153 Kết quả cho Hashtag: 'KHÔNG GIAN MẠNG'
-
Top 10 các chính sách an ninh, an toàn thông tin nổi bật trên thế giới năm 2024
Trong bối cảnh không gian mạng ngày càng trở thành một vùng lãnh thổ quan trọng của các quốc gia, năm 2024 chứng kiến nhiều chính sách an ninh, an toàn thông tin được ban hành trên toàn cầu. Trước sự gia tăng của các cuộc tấn công mạng, rủi ro từ trí tuệ nhân tạo và sự phát triển của các công nghệ mã hóa tiên tiến, nhiều chính phủ đã có những bước đi mạnh mẽ nhằm bảo vệ hạ tầng kỹ thuật số, dữ liệu cá nhân cũng như đảm bảo chủ quyền không gian mạng. Bài viết này sẽ điểm qua 10 chính sách an ninh mạng nổi bật nhất trong năm 2024, những chính sách này không chỉ phản ánh xu hướng toàn cầu mà còn có tác động sâu rộng đến doanh nghiệp, cá nhân và cách thế giới vận hành trong kỷ nguyên số. -
Thành tựu và thách thức trong hợp tác an ninh mạng EU - Ấn Độ
ThS. Đỗ Hồng Huyền (Viện Nghiên cứu châu Âu)16:59 | 03/01/2025Liên minh châu Âu (EU) và Ấn Độ đều là những khu vực, cường quốc mạng, nhưng tiến trình khẳng định vị thế của hai bên có nhiều điểm khác biệt. EU có truyền thống lâu đời trong việc bảo vệ quyền riêng tư cá nhân, có thế mạnh về các phát minh an ninh mạng cũng như đề cao các chuẩn mực đa phương trong không gian mạng. Còn quan điểm của Ấn Độ về an ninh mạng liên tục chịu sự chi phối bởi các mối đe dọa mạng nổi lên từ Trung Quốc và Pakistan bên cạnh sự tác động từ ngành công nghệ thông tin trong nước - lĩnh vực đang tìm cách mở rộng thị trường ra bên ngoài phạm vi quốc gia. Bài viết sẽ phân tích sự phát triển của quan hệ an ninh mạng EU-Ấn Độ trong bối cảnh hệ sinh thái chính sách khác nhau giữa hai đối tác; những lĩnh vực hứa hẹn để mở rộng hợp tác song phương, giải quyết vấn đề tội phạm mạng, mở rộng nỗ lực làm sạch không gian mạng nhằm củng cố khả năng phục hồi không gian mạng của cả hai đối tác. -
Quản lý xác thực người dùng, rà soát thông tin trên mạng để đẩy lùi vấn nạn lừa đảo trực tuyến
Nguyệt Thu10:18 | 19/08/2024Để phòng, chống lừa đảo trực tuyến, trong thời gian tới Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) sẽ tập trung vào quản lý xác thực người dùng, rà soát thông tin trên mạng để quản lý không gian mạng, chung tay cùng các bộ, ngành khác đẩy lùi vấn nạn lừa đảo trực tuyến. -
Cơ quan An ninh và Tình báo Quân đội Hà Lan: Bức tường thành chống lại các mối đe dọa an ninh quốc gia
Cơ quan An ninh và Tình báo Quân đội Hà Lan (Military Intelligence and Security Service - MIVD) đóng vai trò là bức tường thành chống lại các mối đe dọa có thể làm suy yếu an ninh quốc gia. Trực thuộc Bộ Quốc phòng Hà Lan, MIVD đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra các quyết định chiến lược dựa trên những phát hiện tình báo của mình. Nhiệm vụ chính của MIVD là thu thập thông tin tình báo để hỗ trợ các hoạt động quân sự và đóng góp cho an ninh quốc gia, trong đó các quy trình và thách thức mà cơ quan này phải giải quyết vô cùng phức tạp. Bài báo sẽ phân tích làm rõ các hoạt động, cơ cấu tổ chức và hợp tác của MIVD, cùng với những thách thức mà cơ quan này đang phải đối mặt hiện nay. -
Thư chúc mừng năm mới 2024 của Tạp chí An toàn thông tin
Tạp chí An toàn thông tin11:11 | 07/02/2024Nhân dịp đón Xuân mới Giáp Thìn 2024, Tạp chí An toàn thông tin trân trọng gửi lời chúc mừng năm mới và lời cảm ơn sâu sắc nhất tới các đồng chí Lãnh đạo Ban Cơ yếu Chính phủ, Lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương, các cơ quan đơn vị, các hiệp hội, tổ chức, doanh nghiệp, quý bạn đọc và cộng tác viên đã luôn quan tâm ủng hộ để Tạp chí hoàn thành tốt nhiệm vụ và có những bước phát triển mới trong năm qua. -
Vai trò của không gian mạng trong các cuộc chiến quân sự trên thế giới (Phần I)
Nguyễn Trường An, Nguyễn Thế Hùng09:10 | 13/10/2023Theo bảng xếp hạng tiềm lực quân sự do công ty truyền thông US News And World Report (Mỹ) công bố, Mỹ, Trung Quốc và Nga đang là những cường quốc hùng mạnh nhất thế giới về quân sự năm 2022. Với sự vượt trội về kinh tế, công nghệ và kỹ thuật, các cường quốc này đã tận dụng tiềm năng về công nghệ thông tin, nhất là không gian mạng để dành ưu thế trong các cuộc chiến và coi đó là một trong những chiến lược trọng tâm làm chuyển đổi tư duy quân sự và tổ chức trang bị quân đội trong thế kỷ XXI. Thực tế hiện nay, không chỉ các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc và Nga mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều đang phát triển và chú trọng hơn tới tác chiến mạng. Trong phần I của bài viết, chúng ta sẽ tìm hiểu vai trò của không gian mạng trong các cuộc chiến quân sự có sự tham gia của Mỹ. -
Sắp diễn ra tọa đàm “Tăng cường nhận thức cho trẻ em trên môi trường số”
Mai Hương07:42 | 26/06/2023Với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, việc tìm hiểu, học tập của trẻ em trên không gian mạng ngày một thuận lợi hơn. Tuy nhiên, trẻ em là đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều từ những thông tin tiêu cực trên Internet. Vì vậy, việc bảo vệ trẻ em trên môi trường số là hết sức cần thiết. Toạ đàm “Tăng cường nhận thức cho trẻ em trên môi trường số” được tổ chức vào ngày 30/06 tới đây trên Tạp chí An toàn thông tin điện tử sẽ bàn luận rõ hơn về vấn đề này. -
Tình hình an ninh mạng một số nước châu Á năm 2022
Trần Văn Liệu14:15 | 10/05/2023Năm 2022, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và xung đột Nga - Ukraine, tình hình quốc tế trở nên căng thẳng, các cuộc tấn công mạng có chủ đích gia tăng, không gian mạng đã trở thành một lĩnh vực của cạnh tranh địa chính trị. Trong bối cảnh quản trị không gian mạng toàn cầu thay đổi nhanh chóng, khu vực châu Á ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn. Nhiều quốc gia châu Á không ngừng nâng cao năng lực quản trị mạng trong nước và tham gia tích cực vào cạnh tranh không gian mạng toàn cầu. -
Các đặc tính cơ bản của chiến tranh thông tin
Tạp chí An toàn thông tin15:02 | 01/08/2012Thông tin vừa là tài nguyên, vừa là mục tiêu, là vũ khí, trên cơ sở đó đã xuất hiện khái niệm “chiến tranh thông tin” (CTTT). Tuy quan niệm về CTTT ở nhiều nước còn có những điểm khác nhau, nhưng tất cả đều khẳng định vai trò quan trọng, hiệu quả cao của loại hình chiến tranh này và đây là một loại hình không thể thiếu được trong các cuộc chiến tranh, xung đột hiện tại và tương lai.