59 Kết quả cho Hashtag: 'LIÊN MINH CHÂU ÂU'
-
Top 10 các chính sách an ninh, an toàn thông tin nổi bật trên thế giới năm 2024
Trong bối cảnh không gian mạng ngày càng trở thành một vùng lãnh thổ quan trọng của các quốc gia, năm 2024 chứng kiến nhiều chính sách an ninh, an toàn thông tin được ban hành trên toàn cầu. Trước sự gia tăng của các cuộc tấn công mạng, rủi ro từ trí tuệ nhân tạo và sự phát triển của các công nghệ mã hóa tiên tiến, nhiều chính phủ đã có những bước đi mạnh mẽ nhằm bảo vệ hạ tầng kỹ thuật số, dữ liệu cá nhân cũng như đảm bảo chủ quyền không gian mạng. Bài viết này sẽ điểm qua 10 chính sách an ninh mạng nổi bật nhất trong năm 2024, những chính sách này không chỉ phản ánh xu hướng toàn cầu mà còn có tác động sâu rộng đến doanh nghiệp, cá nhân và cách thế giới vận hành trong kỷ nguyên số. -
Liên minh Châu Âu xem xét lại các cuộc điều tra đối với các công ty công nghệ lớn
Bá Phúc14:20 | 24/01/2025Ủy ban châu Âu (EC) đang xem xét lại các cuộc điều tra liên quan đến các công ty công nghệ lớn bao gồm Apple, Meta và Google thuộc Alphabet. Động thái được thực hiện trong bối cảnh các công ty công nghệ lớn kêu gọi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump phản đối các biện pháp giám sát với những quy định nghiêm ngặt mà Liên minh châu Âu (EU) đặt ra đối với các công ty này. -
Thành tựu và thách thức trong hợp tác an ninh mạng EU - Ấn Độ
ThS. Đỗ Hồng Huyền (Viện Nghiên cứu châu Âu)16:59 | 03/01/2025Liên minh châu Âu (EU) và Ấn Độ đều là những khu vực, cường quốc mạng, nhưng tiến trình khẳng định vị thế của hai bên có nhiều điểm khác biệt. EU có truyền thống lâu đời trong việc bảo vệ quyền riêng tư cá nhân, có thế mạnh về các phát minh an ninh mạng cũng như đề cao các chuẩn mực đa phương trong không gian mạng. Còn quan điểm của Ấn Độ về an ninh mạng liên tục chịu sự chi phối bởi các mối đe dọa mạng nổi lên từ Trung Quốc và Pakistan bên cạnh sự tác động từ ngành công nghệ thông tin trong nước - lĩnh vực đang tìm cách mở rộng thị trường ra bên ngoài phạm vi quốc gia. Bài viết sẽ phân tích sự phát triển của quan hệ an ninh mạng EU-Ấn Độ trong bối cảnh hệ sinh thái chính sách khác nhau giữa hai đối tác; những lĩnh vực hứa hẹn để mở rộng hợp tác song phương, giải quyết vấn đề tội phạm mạng, mở rộng nỗ lực làm sạch không gian mạng nhằm củng cố khả năng phục hồi không gian mạng của cả hai đối tác. -
Hội đồng châu Âu thông qua hiệp ước toàn cầu về quản lý trí tuệ nhân tạo
Phan Minh (Tổng hợp)14:14 | 22/05/2024Ngày 17/5, tại hội nghị thường niên của Ủy ban Bộ trưởng Hội đồng châu Âu (EC), với sự tham gia của các bộ trưởng ngoại giao của 46 quốc gia thành viên, EC đã thông qua hiệp ước toàn cầu đầu tiên mang tính ràng buộc về mặt pháp lý liên quan các quy định quản lý việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI). -
Liên minh Châu Âu quy định trách nhiệm của các nhà cung cấp ứng dụng AI
Nguyễn Khang13:53 | 15/08/2023Những tiến bộ công nghệ nhanh chóng của ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) như ChatGPT đang thúc đẩy các nhà lập pháp Liên minh châu Âu (EU) nhanh chóng thống nhất các Đạo luật AI mang tính bước ngoặt. Vừa qua, các nhà lập pháp đứng đầu EU đã đàm phán về Đạo luật AI, trong đó đưa ra các nghĩa vụ quan trọng đối với các nhà cung cấp mô hình ngôn ngữ lớn (LLMs) như ChatGPT, Stable Diffusion (phần mềm AI chuyển đổi văn bản thành hình ảnh) và làm rõ trách nhiệm của bên cung cấp ứng dụng AI. -
Hộ chiếu vắc-xin COVID-19, giải pháp cho thế giới thiết lập trạng thái bình thường mới
Lê Quang Tùng11:07 | 11/09/2021Với các chiến dịch tiêm chủng vắc-xin COVID-19 đang tiếp tục diễn ra gấp rút ở các quốc gia trên thế giới, một cuộc tranh luận toàn cầu đang nổi lên về ý tưởng phát hành tài liệu số thể hiện tình trạng tiêm chủng của mỗi cá nhân. Mục đích đầu tiên được đưa ra bởi các quốc gia đã thực hiện tốt việc tiêm chủng vắc-xin COVID-19 (trong đó có Israel) và các ngành công nghiệp du lịch, nhằm cung cấp một phương thức để mở lại các tuyến du lịch trong nước và du lịch quốc tế một cách an toàn hơn. -
Liên minh Châu Âu công bố hướng dẫn trong việc bảo mật chuỗi cung ứng IoT
Trọng Huấn16:21 | 11/12/2020Báo cáo nghiên cứu của Cơ quan An ninh mạng Liên minh Châu Âu (The European Union for Agency Cybersecurity – ENISA) đã định nghĩa các hướng dẫn để bảo mật chuỗi cung ứng IoT, từ đó công bố hướng dẫn bảo mật cho toàn bộ vòng đời của thiết bị IoT. -
Pháp luật quốc tế về bảo vệ thông tin cá nhân
TS. Lê Minh Hồng, TS. Đỗ Tiến Dũng08:53 | 24/01/2020Trong thời đại ngày nay, nhu cầu bảo vệ thông tin cá nhân ngày càng trở nên cấp bách đối với tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam. Nhiều quốc gia đã và đang trong quá trình xây dựng luật về bảo vệ thông tin cá nhân (TTCN). Bài viết này nghiên cứu khái quát các mô hình pháp luật bảo vệ TTCN của một số tổ chức, quốc gia trên thế giới, chỉ ra quan điểm tiếp cận, cơ chế pháp lý và cách thức để bảo vệ TTCN; từ đó, rút ra một số gợi ý ban đầu cho Việt Nam trong quá trình nghiên cứu, xây dựng luật bảo vệ TTCN. -
ENISA và Europol phối hợp chống tội phạm mạng
Tạp chí An toàn thông tin09:10 | 01/07/2014Theo thông cáo báo chí ngày 26/6/2014, ENISA (Cơ quan an toàn mạng và bảo mật thông tin của Liên minh châu Âu) và Europol (cơ quan chống tội phạm của EU) đã ký một thỏa thuận hợp tác chiến lược để chống lại tội phạm không gian mạng, đánh dấu một bước mới trong hợp tác chống tội phạm quốc tế. Theo thỏa thuận, ENISA và Europol sẽ tăng cường hợp tác nhằm hỗ trợ các nước thành viên EU và các tổ chức EU trong việc ngăn ngừa và đấu tranh chống tội phạm mạng.