234 Kết quả cho Hashtag: 'PHẦN MỀM ĐỘC HẠI'
-
Phần mềm độc hại TrickMo đánh cắp mã PIN Android bằng màn hình khóa giả mạo
Hữu Tài (Tổng hợp)10:37 | 18/10/2024Công ty bảo mật Zimperium (Mỹ) đã xác định được 40 biến thể mới của trojan ngân hàng TrickMo trên Android. Các biến thể này được liên kết với 16 chương trình dropper (một loại trojan horse để cài đặt phần mềm độc hại) và 22 cơ sở hạ tầng của máy chủ điều khiển và ra lệnh (C2) riêng biệt, với các tính năng mới để đánh cắp mã PIN Android. -
Loại bỏ phần mềm độc hại khỏi điện thoại Android
Quốc Trường09:45 | 05/09/2024Theo các chuyên gia bảo mật thì điện thoại Android dễ bị nhiễm phần mềm độc hại hơn so với iPhone. Trong thực tế, khi người dùng truy cập vào các trang web, ứng dụng của bên thứ ba hoặc tương tác với tin nhắn văn bản và email lạ, khi đó vô tình có thể đã khiến cho thiết bị điện thoại của mình bị cài đặt phần mềm độc hại. Tuy nhiên, nếu biết cách thì người dùng có thể chủ động kiểm tra và xử lý trên điện thoại Android của mình khi bị lây nhiễm. -
Phân tích phiên bản cập nhật mới của trình tải độc hại HijackLoader
Xuân Hưng (Tổng hợp)16:09 | 30/05/2024Các nhà nghiên cứu tới từ công ty bảo mật đám mây Zscaler (Mỹ) gần đây đã phân tích phiên bản HijackLoader mới có bổ sung các kỹ thuật lẩn tránh phát hiện. Bài viết này sẽ cùng khám phá về khả năng của phiên bản cập nhật này dựa trên báo cáo của Zscaler. -
Khám phá Trojan ngân hàng Coyote
Thái Bảo (Tổng hợp)07:57 | 11/03/2024Mới đây, các nhà nghiên cứu của hãng bảo mật Kaspersky (Nga) đã phát hiện một Trojan ngân hàng tinh vi mới đánh cắp thông tin tài chính nhạy cảm có tên là Coyote, mục tiêu là người dùng của hơn 60 tổ chức ngân hàng, chủ yếu từ Brazil. Điều chú ý là chuỗi lây nhiễm phức tạp của Coyote sử dụng nhiều kỹ thuật tiên tiến khác nhau, khiến nó khác biệt với các trường hợp lây nhiễm Trojan ngân hàng trước đó. Phần mềm độc hại này sử dụng trình cài đặt Squirrel để phân phối, tận dụng NodeJS và ngôn ngữ lập trình đa nền tảng tương đối mới có tên Nim làm trình tải (loader) trong chuỗi lây nhiễm. Bài viết này sẽ phân tích hoạt động và khám phá khả năng của Trojan ngân hàng này. -
Lỗ hổng Windows SmartScreen bị khai thác để phát tán phần mềm độc hại Phemedrone
Bá Phúc (bleepingcomputer.com)11:00 | 25/01/2024Chiến dịch phát tán phần mềm độc hại Phemedrone (chiến dịch Phemedrone) thực hiện khai thác lỗ hổng Microsoft Defender SmartScreen (CVE-2023-36025) để bỏ qua cảnh báo bảo mật của Windows khi mở tệp URL. -
Phân tích phần mềm độc hại RisePro: Khám phá giao tiếp C2 trong phiên bản mới
Hồng Đạt (Tổng hợp)13:50 | 14/12/2023RisePro là một phần mềm độc hại đánh cắp thông tin dưới dạng dịch vụ, được xác định lần đầu tiên vào năm 2022. Gần đây, các nhà nghiên cứu của Anyrun nhận thấy hoạt động của phần mềm độc hại này tăng đột biến, đồng thời thay đổi cách giao tiếp với máy chủ điều khiển và kiểm soát (C2), cũng như trang bị những khả năng mới, đặc biệt là các tính năng điều khiển từ xa khiến nó có khả năng hoạt động như một RAT (Remote Access Trojan). -
Giải mã chiến dịch tấn công lừa đảo mới nhằm vào các cơ quan chính phủ ở Trung Đông
Hồng Đạt (Tổng hợp)10:19 | 06/12/2023Các cơ quan chính phủ ở Trung Đông hiện đang là mục tiêu của các chiến dịch tấn công lừa đảo mới được nhóm tin tặc TA402 triển khai để phân phối phần mềm độc hại có tên là IronWind. Bài viết này sẽ làm rõ các chiến dịch tấn công này dựa trên những phát hiện mới đây của công ty an ninh mạng Proofpoint (Mỹ). -
Tăng cường an ninh mạng với nền tảng chia sẻ thông tin phần mềm độc hại MISP
Trần Nhật Long (Trung tâm Công nghệ thông tin và Giám sát an ninh mạng, Ban Cơ yếu Chính phủ), Nguyễn Đình Chiến (Công ty Misoft)10:00 | 03/10/2023Với sự gia tăng nhanh chóng của các mối đe dọa mạng tinh vi, các tổ chức ngày nay đang phải đối mặt với những thách thức lớn trong việc ngăn chặn và giảm thiểu các cuộc tấn công mạng. Để chống lại điều này, việc chia sẻ và phân tích thông tin tình báo về mối đe dọa vì thế càng trở nên mang tính cấp thiết và quan trọng. Nền tảng chia sẻ thông tin phần mềm độc hại (MISP) chính là một khuôn khổ nổi bật nhằm tạo điều kiện trao đổi thông tin tình báo về mối đe dọa giữa các tổ chức và cộng đồng an ninh mạng. Bài viết này cung cấp đánh giá cơ bản về nền tảng MISP, thảo luận về kiến trúc, các tính năng chia sẻ mối đe dọa cũng như những triển vọng của nó trong việc thúc đẩy phòng thủ an ninh mạng chủ động.