22 Kết quả cho Hashtag: 'THUẬT TOÁN MẬT MÃ'
-
Giới thiệu tóm tắt tiêu chuẩn an toàn thông tin – tấn công an toàn vật lý, kỹ thuật giảm thiểu và yêu cầu an toàn
Hồ Văn Hương13:56 | 25/03/2025Nội dung bài viết này giới thiệu tóm tắt nội dung tiêu chuẩn ISO/IEC 30104:2015. Kỹ thuật an toàn - Tấn công an toàn vật lý, kỹ thuật giảm thiểu và yêu cầu an toàn. -
Giới thiệu một số tiêu chuẩn sử dụng hàm dẫn xuất khóa
Trần Thị Xuyên, Hoàng Thu Phương (Học viện Kỹ thuật mật mã)14:00 | 28/02/2025Việc đảm bảo an toàn của các ứng dụng mật mã rất cần tính ngẫu nhiên của khóa mật mã. Trong một số ứng dụng, đầu vào có thể là mật khẩu của người dùng hoặc là các khóa bí mật. Tuy nhiên, mật khẩu và khóa bí mật mà người dùng sử dụng thường là dễ nhớ hoặc là khóa yếu và chúng không đủ điều kiện đảm bảo an toàn để truy cập dữ liệu. Chính vì vậy nên tính ngẫu nhiên của chúng kém và không phù hợp để được sử dụng trực tiếp làm khóa mật mã. Các hàm dẫn xuất khóa (Key Derivation Function - KDF) với khả năng tạo ra các khóa mạnh từ các đầu vào khác đã đóng vai trò vô cùng quan trọng trong vấn đề đảm bảo an toàn của các hệ thống mật mã. Bài viết này nhóm tác giả sẽ tập trung giới thiệu về một số tiêu chuẩn cho các KDF. -
Thuật toán mật mã LLL nổi tiếng được nâng cấp
TS. Trần Duy Lai10:32 | 17/05/2024Tháng 7/2022, Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Mỹ (NIST) đã công bố 4 thuật toán mật mã hậu lượng tử sẽ được chuẩn hóa. Ba trong số 4 thuật toán này (CRYSTALS-Kyber, CRYSTAL Dilithium và Falcon) dựa trên lưới [1]. Năm 2023, hai nhà nghiên cứu mật mã Keegan Ryan và Nadia Heninger ở Đại học Canifornia San Diego đã cải tiến một kỹ thuật nổi tiếng để rút gọn cơ sở lưới, mở ra những con đường mới cho các thí nghiệm thực tế về mật mã và toán học [2]. Bài báo sẽ giới thiệu tới độc giả thuật toán mật mã LLL gốc và những cải tiến nâng cấp của nó trong công bố mới đây. -
Về một phương pháp tạo hộp thế động cho thuật toán mật mã dựa trên ánh xạ Chaotic
TS. Hoàng Đức Thọ, ThS. Hoàng Thu Phương, ThS. Trần Thị Xuyên (Học viện Kỹ thuật mật mã)14:21 | 25/03/2024Bài báo giới thiệu một phương pháp dựa trên đặc tính hỗn loạn của ánh xạ 2D MCCM và 2D logistic để thiết kế hộp S (S-box) động phụ thuộc khóa. Đánh giá một số tính chất mật mã của một số hộp thế được tạo ra. -
Thuật toán mật mã trong TLS 1.3
TS. Nguyễn Văn Nghị, Nguyễn Văn Duẩn Học viện Kỹ thuật mật mã17:27 | 15/11/2022Giao thức SSL/TLS được sử dụng để bảo mật kênh truyền cho rất nhiều dịch vụ mạng hiện nay như: dịch vụ Web, Email, Database, VoIP... TLS 1.3 là phiên bản mới nhất của giao thức này với nhiều ưu điểm như tốc độ nhanh và độ an toàn cao hơn so với các phiên bản trước [1]. Bài viết này sẽ trình bày chi tiết về cách thức hoạt động và thuật toán mật mã được sử dụng trong TLS 1.3. -
Mạng di động 5G: những thách thức cho các thuật toán mật mã
TS. Trần Duy Lai11:30 | 09/04/2021Mạng không dây thế hệ thứ năm (5G) là một trong những bước phát triển của công nghệ di động, được thiết kế để tăng tốc độ và khả năng phản hồi nhanh chóng. Nhưng những ưu điểm của 5G lại mang đến những thách thức mới, gây ảnh hưởng đến các thuật toán mật mã. Bên cạnh thông tin chia sẻ về những thách thức cho thuật toán mật mã, bài báo này cung cấp cho độc giả thông tin về các thuật toán hiện có trong 5G. -
Giải pháp xây dựng hệ mật khóa đối xứng
Lưu Hồng Dũng, Nguyễn Ánh Việt10:53 | 11/02/2021Bài viết đề xuất giải pháp xây dựng thuật toán mật mã khóa đối xứng từ việc phát triển hệ mã sử dụng khóa một lần OTP (One-Time Pad). Ưu điểm của thuật toán xây dựng theo giải pháp mới đề xuất là tính an toàn và hiệu quả thực hiện được kế thừa mật mã OTP. Đồng thời việc thiết lập, quản lý - phân phối và sử dụng khóa của thuật toán đề xuất dựa trên các hệ mã khóa đối xứng đang được ứng dụng trong thực tế (DES, AES…). -
Kết quả thực thi các hệ mã có xác thực hạng nhẹ dùng cho thẻ thông minh
Nguyễn Như Chiến (Học viện Kỹ thuật mật mã)16:49 | 09/12/2020Trong các cuộc tuyển chọn công khai thì tất cả các thuật toán mật mã công bố đều được kiểm tra trước các tấn công thám mã để xác định sự an toàn. Đồng thời, thông qua các phép đo hiệu suất, diện tích vùng thiết kế, tốc độ và điện năng tiêu thụ của phần cứng thực thi để xác định sức mạnh của từng thuật toán. Phép đo hiệu suất giúp xác định miền ứng dụng của thuật toán. Tài nguyên phần cứng thấp cho phép dùng chip nhỏ hơn, đồng thời miền ứng dụng sẽ rộng hơn, kéo theo đó là điện năng tiêu thụ thấp hơn. Thuật toán tốt sẽ đảm bảo được sự an toàn và hiệu quả. Bài báo này trình bày kết quả thực thi một số thuật toán mật mã có xác thực hạng nhẹ dùng cho thẻ thông minh. -
Sự chuyển tiếp hệ thống mật mã thời kỳ điện toán lượng tử
TS. Nguyễn Quốc Toàn15:31 | 21/10/2019Năm 2016, NIST đã phát hành một báo cáo về Điện toán hậu lượng tử, công bố kế hoạch và kêu gọi xây dựng chuẩn mật mã mới. NIST hiện đang phân tích các thuật toán được đề xuất [1] và dự kiến sẽ báo cáo kết quả và chuẩn bị sẵn sàng cho việc công bố các tiêu chuẩn trong giai đoạn 2022-2024. Bài báo này sẽ tổng hợp một số kết quả mới nhất về Điện toán lượng tử và quá trình chuyển đổi của chúng trong thời gian tới. -
Giới thiệu về thuật toán mã hóa Kuznyechik của Liên bang Nga
Trần Hồng Thái; Nguyễn Văn Long; Hoàng Đình Linh - Viện Khoa học - Công nghệ mật mã09:10 | 17/09/2018Bảo mật và an toàn thông tin, trong đó kỹ thuật mật mã đóng vai trò then chốt, là yếu tố tiên quyết để triển khai các hoạt động giao dịch điện tử. Do đó, việc chuẩn hóa các thuật toán mật mã sử dụng cho lĩnh vực kinh tế - xã hội luôn được các nước quan tâm, cập nhật và bổ sung. Các mã khối Magma và Kuznyechik được công bố trong tiêu chuẩn GOST R 34.12-2015 của Liên bang Nga. Bài báo này tổng hợp ngắn gọn về nguyên lý thiết kế và độ an toàn kháng lại các tấn công thám mã của thuật toán mã hóa Kuznyechik.