44 Kết quả cho Hashtag: 'PHẦN MỀM GIÁN ĐIỆP'
-
WhatsApp cảnh báo người dùng châu Âu về phần mềm gián điệp
Gia Minh09:42 | 10/02/2025Ngày 05/02, chính phủ Italy cho biết đã nhận được thông báo của WhatsApp về việc có 07 người dùng điện thoại di động trở thành mục tiêu của một phần mềm gián điệp qua dịch vụ tin nhắn này. Chính phủ Italy nhấn mạnh đây là sự cố đặc biệt nghiêm trọng. -
Ứng dụng độc hại có chứa mã gián điệp tồn tại trên Amazon Appstore
M.H08:58 | 02/01/2025Mới đây, hãng bảo mật McAfee đã phát hiện một ứng dụng độc hại có chứa mã gián điệp trên Amazon Appstore. Theo thông tin được công bố, ứng dụng độc hại dùng để tính chỉ số khối cơ thể (BMI) nhưng lại được cài cắm phần mềm gián điệp, có khả năng ghi lại màn hình và truy cập danh sách các ứng dụng của người dùng. -
Nguy cơ gia tăng hình thức tấn công bằng mã độc không sử dụng tệp và một số biện pháp phòng chống
Quách Ngọc Tăng, Trương Đình Dũng Trường (Cao đẳng Kỹ thuật Thông tin, Binh chủng Thông tin - Liên lạc)10:31 | 17/05/2024Mã độc không sử dụng tệp (fileless malware hay mã độc fileless) còn có tên gọi khác là “non-malware”, “memory-based malware”. Đây là mối đe dọa không xuất hiện ở một tệp cụ thể, mà thường nằm ở các đoạn mã được lưu trữ trên RAM, do vậy các phần mềm anti-virus hầu như không thể phát hiện được. Thay vào đó, kẻ tấn công sử dụng các kỹ thuật như tiêm lỗi vào bộ nhớ, lợi dụng các công cụ hệ thống tích hợp và sử dụng các ngôn ngữ kịch bản để thực hiện các hoạt động độc hại trực tiếp trong bộ nhớ của hệ thống. Bài báo tìm hiểu về hình thức tấn công bằng mã độc fileless và đề xuất một số giải pháp phòng chống mối đe dọa tinh vi này. -
Lỗ hổng zero-days mới của Apple bị khai thác bằng phần mềm gián điệp Predator
Lê Thị Bích Hằng (Học viện Kỹ thuật mật mã)08:42 | 13/10/2023Ba lỗ hổng zero-day được Apple vá vào ngày 21/9/2023 đã bị lợi dụng để phát tán phần mềm gián điệp có tên “Predator” như là một phần của chuỗi tấn công khai tác iPhone, nhắm mục tiêu vào cựu thành viên quốc hội Ai Cập, ông Ahmed Eltantawy trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 9/2023. -
Phần mềm gián điệp Android ngụy trang thành ứng dụng trò chuyện và VPN trên Google Play
Hồng Đạt (Bleepingcomputer)13:41 | 29/06/2023Ba ứng dụng Android trên cửa hàng ứng dụng Google Play đã được các tin tặc sử dụng để thu thập thông tin tình báo từ các thiết bị được nhắm mục tiêu, bao gồm dữ liệu vị trí và danh sách liên hệ của nạn nhân. -
Gia tăng của các chiến dịch tấn công trên thiết bị di động
Hồng Đạt15:20 | 28/11/2022Các nhà nghiên cứu tại Kaspersky phát hiện một chiến dịch tấn công bằng phần mềm gián điệp trên Android. Với tên gọi là SandStrike, các tin tặc đã sử dụng một ứng dụng VPN độc hại để tải phần mềm gián điệp trên thiết bị Android, từ đó đánh cắp thông tin đăng nhập và dữ liệu của người dùng. -
Hệ thống giám sát, chống thất thoát và diệt phần mềm gián điệp dựa trên truy vấn tên miền độc hại
TS. Phạm Việt Trung09:20 | 23/02/2018Phòng thí nghiệm trọng điểm An toàn thông tin đã đề xuất xây dựng một hệ thống giám sát, chống thất thoát dữ liệu và diệt các PMGĐ, bao gồm phần cứng và phần mềm. Phần cứng là máy chủ DNS Sinkhole với nhiệm vụ kiểm soát, điều khiển các kết nối độc hại về địa chỉ IP an toàn (IP Sinkhole). Phần mềm là AV-DLP (antivirus - chống thất thoát dữ liệu) với 3 chức năng: giám sát, cảnh báo máy tính trạm có truy vấn đến tên miền độc hại; ngăn chặn các hành vi đánh cắp thông tin trong máy tính rồi gửi đến máy chủ C phát hiện và tiêu diệt PMGĐ dựa trên hành vi khi chúng hoạt động.