51 Kết quả cho Hashtag: 'MÁY TÍNH LƯỢNG TỬ'
-
Google trình làng chip điện toán lượng tử mới
P.T (Tổng hợp)15:17 | 13/12/2024Ngày 9/12, Google ra mắt một con chip máy tính lượng tử mới, được mô tả chỉ mất vài phút để hoàn thành các tác vụ mà một số máy tính nhanh nhất thế giới phải mất 10 triệu tỷ tỷ năm mới có thể hoàn thành. Đây là bước đột phá có thể đưa điện toán lượng tử thực tiễn đến gần hơn với hiện thực. -
Bản tin video An toàn thông tin số 122
ĐT10:08 | 24/04/2024Bản tin video An toàn thông tin số 122 gồm các tin sau: Lừa đảo mã độc qua email nhắm tới các tập đoàn lớn; Bước đột phá trong lĩnh vực máy tính lượng tử; Lỗ hổng zero-day trên iPhone đáng giá bao nhiêu?; Cảnh báo lỗ hổng nghiêm trọng trong PAN-OS; Microsoft thành lập trung tâm trí tuệ nhân tạo tại Anh. -
Cạnh tranh quốc tế lĩnh vực công nghệ lượng tử
Nguyễn Văn Liệu - Phạm Sỹ Nguyên10:10 | 03/08/2023Những năm gần đây, vai trò quyết định của khoa học và công nghệ trong định hình cấu trúc kinh tế, chính trị thế giới và thay đổi cán cân quyền lực quốc gia ngày càng nổi bật. Công nghệ lượng tử được cho là sẽ mang đến những thay đổi đột phá, là chất xúc tác thúc đẩy khoa học công nghệ phát triển nhảy vọt thời gian tới; đồng thời, nó cũng trở thành “mặt trận mới” trong cạnh tranh giữa các cường quốc. -
Tiêu chuẩn hóa mở đường cho phát triển công nghệ lượng tử châu Âu
Thanh Long16:31 | 21/07/2023Ba mảng tiêu chuẩn lớn trong lĩnh vực công nghệ lượng tử (CNLT) đã và đang được các tổ chức tiêu chuẩn (SDO) xây dựng gồm: Điện toán lượng tử, Truyền thông lượng tử và Đo lường lượng tử. Các chuyên gia đánh giá rằng, phân phối khóa bảo mật lượng tử là một trong số ít các tiêu chuẩn ứng dụng đầu tiên của CNLT. Năm 2018, Ủy ban châu Âu đã đưa ra sáng kiến nghiên cứu Quantum Flagship quy mô lớn và dài hạn để hỗ trợ và thúc đẩy việc hình thành và phát triển ngành CNLT. Một trong những biện pháp để đạt được sự phát triển và ứng dụng nhanh chóng là thúc đẩy các nỗ lực chứng nhận và tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực CNLT. Bài viết dưới đây giới thiệu nội dung liên quan tới các nghiên cứu, tất cả thành viên và các cộng sự trong nhóm trọng điểm CEN-CENELEC về CNLT (FGQT). -
Tác động của máy tính lượng tử đối với an toàn thông tin
Đỗ Đại Chí - Hoàng Đình Linh10:00 | 12/07/2023Máy tính lượng tử khác với máy tính cổ điển vốn sử dụng và xử lý thông tin theo bit (0 hoặc 1), đơn vị thông tin trong máy tính lượng tử là bit lượng tử hoặc qubit, có thể biểu thị các trạng thái bổ sung ngoài các trạng thái 1 và 0 cùng lúc. Các trạng thái bổ sung được gọi là chồng chập (superposition) và liên đới (entanglement) lượng tử tạo điều kiện cho tốc độ xử lý phi thường của máy tính lượng tử. Sự xuất hiện của máy tính lượng tử có thể có tác động tích cực đối với vấn đề an toàn thông tin trong một số lĩnh vực. Đồng thời, điện toán lượng tử đã làm dấy lên nhiều mối lo ngại và tác động tiêu cực đến an toàn thông tin trong nhiều lĩnh vực. -
Thị trường mật mã lượng tử sẽ vượt trên 3 tỷ USD vào năm 2028
Nguyễn Ngoan14:05 | 04/07/2023Đó là dự báo của công ty nghiên cứu MarketsandMarkets có trụ sở tại Ấn Độ và các chi nhánh tại Mỹ và Vương quốc Anh. Thị trường mật mã lượng tử toàn cầu ước tính giá trị khoảng 500 triệu USD vào năm 2023. Giống như bản thân công nghệ lượng tử đang phát triển nhanh chóng, thị trường mật mã lượng tử sẽ phát triển vượt bậc trong nửa thập kỷ tới đây. -
NIST - Tiêu chuẩn hóa mật mã hậu lượng tử: SIKE bị phá vỡ
TS. Đỗ Quang Trung, Đặng Tuấn Anh (Học viện Kỹ thuật mật mã)10:17 | 17/02/2023Trong chiến dịch bảo vệ dữ liệu đang diễn ra của chính phủ Mỹ để chuẩn bị bước vào thời đại máy tính lượng tử trong tương lai, một cuộc tấn công mới và mạnh mẽ đã sử dụng máy tính truyền thống duy nhất để phá vỡ hoàn toàn một ứng cử viên vòng 4 nêu bật lên những rủi ro liên quan đến việc tiêu chuẩn hóa thế hệ thuật toán mã hóa tiếp theo. -
Hiện trạng và triển vọng của mật mã lượng tử
Trần Đức Lịch17:32 | 13/02/2020Bài viết này giới thiệu tổng quan về hiện trạng và triển vọng phát triển của mật mã lượng tử. Nội dung chủ yếu được đề cập về vấn đề phân phối khóa tự động. Những năm gần đây, ngoài vấn đề phân phối khóa, vấn đề mã hóa dữ liệu, hàm băm, chữ ký số và các thành phần khác của mật mã thông thường cũng đang được phát triển sang bình diện của mật mã lượng tử. Phần tiếp theo của bài báo sẽ giới thiệu tương đối chi tiết các vấn đề của phân phối khóa lượng tử bao gồm các giao thức phân phối, vấn đề sửa lỗi, các tấn công lên giao thức phân phối khóa và các vấn đề khác.