62 Kết quả cho Hashtag: 'GIÁM SÁT AN NINH MẠNG'
-
Công tác giám sát và đảm bảo an toàn thông tin trong đại dịch Covid-19
Nguyễn Viết Phan, Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin và Giám sát an ninh mạng, Ban Cơ yếu Chính phủ11:20 | 14/02/2022Giám sát và đảm bảo an toàn thông tin (ATTT) là hoạt động quan trọng, cần thiết nhằm kịp thời phát hiện, phòng chống, đối phó trước các nguy cơ tấn công mạng, lộ lọt, mất ATTT và có liên quan mật thiết đến sự phát triển bền vững của đời sống xã hội của mỗi quốc gia. Theo xu hướng phát triển, tình hình mất an toàn thông tin ngày càng diễn biến phức tạp, các tổ chức tội phạm công nghệ cao, các thế lực phản động, thù địch không ngừng gia tăng chống phá với các thủ đoạn ngày càng tinh vi, khó lường; nhiều cuộc tấn công mạng mang màu sắc chính trị, đã đặt ra nhiều thách thức, yêu cầu mới đối với hoạt động giám sát và đảm bảo ATTT. -
Giám sát an ninh mạng trong tầm tay với VCS-CyM
ĐT14:38 | 23/08/2021Giải pháp giám sát an ninh mạng VCS-CyM (Viettel Security Information & Event Management) là sản phẩm tự phát triển của Công ty An ninh mạng Viettel. Sử dụng những công nghệ hiện đại nhất, đạt tiêu chuẩn quốc tế, giải pháp VCS-CyM hỗ trợ tối đa người dùng trong công tác vận hành, giám sát an toàn thông tin của các tổ chức, đơn vị. -
Ứng dụng OpenNMS trong giám sát an ninh mạng (phần 2)
Nguyễn Toàn16:54 | 09/08/2021Để có thể phát triển phần mềm nguồn mở đòi hỏi người dùng phải hiểu được các thành phần cấp cao, mô tả mối quan hệ giữa các thành phần và chức năng thành phần chi tiết. Khi triển khai OpenNMS, nhà phát triển cần nghiên cứu các thành phần và lựa chọn mô hình triển khai phù hợp. -
INFOGRAPHIC: Sự khác biệt của CVSS 2.0 và 3.0
Trí Công - Phong Thu07:58 | 06/08/2021Hệ thống chấm điểm lỗ hổng bảo mật (CVSS) đã được sử dụng rộng rãi trong các chương trình quản lý lỗ hổng trong gần 2 thập kỷ qua. Được phát hành lần đầu tiên vào năm 2005, CVSS đã trải qua 4 lần sửa đổi với 3 phiên bản chính thức và 1 phiên bản đang trong quá trình hoàn thiện. Bài báo này trình bày những khác biệt trong 2 phiên bản CVSS được sử dụng song song hiện nay là CVSS 2.0 và 3.0. -
Ứng dụng OpenNMS trong giám sát an ninh mạng (phần 1)
Khánh Linh07:45 | 06/08/2021Phát triển công nghệ mở phục vụ chuyển đổi số, triển khai chính phủ điện tử là một định hướng quan trọng của chiến lược phát triển trong những năm tới đây của các Bộ, Ban, Ngành. Một phần quan trọng trong phát triển công nghệ mở là phát triển, sử dụng các giải pháp mã nguồn mở. Việc xây dựng, triển khai hệ thống giám sát an ninh mạng tại các tổ chức, doanh nghiệp cũng nên xem xét các giải pháp mã nguồn mở như OpenMNS, Zabbix, Spunk,... để ứng dụng hiệu quả cho các hệ thống mạng. -
Ngành năng lượng Mỹ báo động về tình trạng tấn công mạng
Có vẻ như từ đầu năm, những vụ tắc nghẽn nghiêm trọng thường xuyên xảy ra. Cách đây vài tuần là kênh đào Suez, còn mới đây nhất là đường ống dẫn dầu lớn nhất nước Mỹ bị ngưng hoạt động. Nhưng không phải do một vật cản nào, mà là bị hacker đột nhập và tấn công hệ điều hành, thậm chí tống tiền công ty quản lý đường ống. Đường ống Colonial mới đây đã được hoạt động trở lại. Nhưng sự việc này cũng khiến Đông Nam nước Mỹ suýt lâm vào cuộc khủng hoảng thiếu nhiên liệu trầm trọng, đồng thời dấy lên câu hỏi về vấn đề an ninh mạng tại những cơ sở hạ tầng quan trọng. -
Sự cố tấn công mạng vào các hệ thống công nghệ thông tin trọng yếu giảm gần 78% trong quý I/2021
Mai Hương11:08 | 07/05/2021Trong quý I/2021, hệ thống theo dõi, cảnh báo của Trung tâm Công nghệ thông tin và giám sát an ninh mạng (Ban Cơ yếu Chính phủ) đã phát hiện 21.636 sự cố tấn công mạng vào các hệ thống công nghệ thông tin trọng yếu của Đảng và Nhà nước. Trong đó, phần lớn là sự cố tấn công truy cập trái phép, chiếm hơn 64,76%. -
Các thách thức trong việc giám sát và phản ứng an toàn thông tin tại Việt Nam
Đ.T14:37 | 30/11/2020Theo các chuyên gia bảo mật, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc giám sát và phản ứng an toàn thông tin. Trong đó, giới hạn tầm nhìn, thiếu sự tương quan và phản ứng thủ công là những thách thức lớn nhất. -
Hệ thống giám sát, chống thất thoát và diệt phần mềm gián điệp dựa trên truy vấn tên miền độc hại
TS. Phạm Việt Trung09:20 | 23/02/2018Phòng thí nghiệm trọng điểm An toàn thông tin đã đề xuất xây dựng một hệ thống giám sát, chống thất thoát dữ liệu và diệt các PMGĐ, bao gồm phần cứng và phần mềm. Phần cứng là máy chủ DNS Sinkhole với nhiệm vụ kiểm soát, điều khiển các kết nối độc hại về địa chỉ IP an toàn (IP Sinkhole). Phần mềm là AV-DLP (antivirus - chống thất thoát dữ liệu) với 3 chức năng: giám sát, cảnh báo máy tính trạm có truy vấn đến tên miền độc hại; ngăn chặn các hành vi đánh cắp thông tin trong máy tính rồi gửi đến máy chủ C phát hiện và tiêu diệt PMGĐ dựa trên hành vi khi chúng hoạt động.