11 Kết quả cho Hashtag: 'TIN TẶC TRIỀU TIÊN'
-
Vén màn sự phát triển chuỗi lây nhiễm độc hại của nhóm tin tặc Lazarus
Phương Chi21:47 | 26/01/2025Trong vài năm qua, nhóm tin tặc Lazarus đã phân phối phần mềm độc hại bằng cách khai thác các cơ hội việc làm giả mạo nhắm vào nhân viên trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, bao gồm quốc phòng, hàng không vũ trụ, tiền điện tử và các lĩnh vực toàn cầu khác. Chiến dịch tấn công này được gọi là DeathNote và cũng được gọi là “Operation DreamJob”. Bài viết sẽ cung cấp tổng quan về những thay đổi đáng kể trong chuỗi lây nhiễm của Lazarus và khám phá cách chúng kết hợp việc sử dụng các mẫu phần mềm độc hại mới và cũ để điều chỉnh các cuộc tấn công. -
Tin tặc Triều Tiên triển khai phần mềm độc hại OtterCookie trong chiến dịch tấn công Contagious Interview
Xuân Hưng14:20 | 07/01/2025Những kẻ tấn công từ Triều Tiên đứng sau chiến dịch tấn công Contagious Interview đang diễn ra đã bị phát hiện đang phát tán một phần mềm độc hại JavaScript mới có tên là OtterCookie. -
Khám phá kỹ thuật tấn công mới sử dụng thuộc tính tệp mở rộng macOS để che giấu mã độc
Mạnh Hợp17:24 | 22/11/2024Các nhà nghiên cứu tới từ công ty an ninh mạng Group-IB (Singapore) vừa phát hiện một chiến dịch tấn công mạng mới vô cùng tinh vi, lạm dụng các thuộc tính mở rộng của tệp macOS để phát tán một loại Trojan mới có tên gọi là “RustyAttr”. Bài viết này sẽ cùng phân tích và tìm hiểu về kỹ thuật tấn công này, dựa trên báo cáo của Group-IB. -
Tin tặc Triều Tiên phát triển backdoor mới trên macOS
Hồng Đạt (Tổng hợp)07:58 | 16/01/2024Các nhà nghiên cứu an ninh mạng đã phát hiện một backdoor macOS mới có tên là SpectralBlur. Đặc biệt backdoor này có những điểm tương đồng với dòng phần mềm độc hại KandyKorn của các tin tặc Triều Tiên trong các chiến dịch tấn công mạng được xác định gần đây. -
Khám phá Trojan mới của BlueNoroff với mục tiêu tấn công người dùng macOS
Hồng Đạt (Tổng hợp)17:41 | 22/12/2023Mới đây, các nhà nghiên cứu tới từ hãng bảo mật Kaspersky đã đưa ra báo cáo về việc phát hiện một loại Trojan mới có liên quan đến nhóm tin tặc APT BlueNoroff và chiến dịch RustBucket đang diễn ra. Trojan này là một trình tải độc hại được thiết kế để tải và thực thi mã độc khác trên hệ thống bị xâm nhập với mục tiêu nhắm vào người dùng macOS. Bài viết này sẽ cùng tìm hiểu, khám phá Trojan BlueNoroff cũng như thông tin xoay quanh nhóm tin tặc này. -
Tin tặc Triều Tiên thực hiện chiến dịch tấn công chuỗi cung ứng phần mềm ở khu vực Bắc Mỹ và châu Á
Dương Ngân (Tổng hợp)08:34 | 04/12/2023Microsoft cho biết tin tặc Triều Tiên đã xâm nhập vào một công ty phần mềm Đài Loan và lợi dụng hệ thống của công ty này để phát tán phần mềm độc hại đến các thiết bị ở Mỹ, Canada, Nhật Bản và Đài Loan trong một cuộc tấn công vào chuỗi cung ứng. -
Nhóm tin tặc Lazarus của Triều Tiên nhắm mục tiêu vào ngành công nghiệp quốc phòng trong chiến dịch APT Dream Job
Lê Thị Bích Hằng12:36 | 25/10/2023Nhóm tin tặc Lazarus có liên kết với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (còn gọi là Hidden Cobra hoặc TEMP.Hermit) đã bị phát hiện sử dụng các phiên bản nhiễm trojan của VNC (Virtual Network Computing) để nhắm mục tiêu vào ngành công nghiệp quốc phòng và các kỹ sư hạt nhân như một phần của chiến dịch APT mang tên Dream Job. -
GitHub cảnh báo về các cuộc tấn công kỹ nghệ xã hội của Triều Tiên nhắm mục tiêu vào các công ty công nghệ
Hồng Đạt16:20 | 03/08/2023Theo GitHub, một nhóm tin tặc Triều Tiên đang nhắm mục tiêu vào nhân viên tại các công ty công nghệ trong một chiến dịch tấn kỹ thuật xã hội gần đây bằng các gói NPM độc hại. -
Tin tặc Triều Tiên sử dụng tiện ích mở rộng độc hại trên trình duyệt để theo dõi tài khoản email
Nguyệt Thu (theo thehackernews)22:30 | 15/08/2022Một nhóm tin tặc hoạt động với mục địch tài chính được cho là có liên quan đến Triều Tiên đã triển khai một tiện ích mở rộng độc hại trên các trình duyệt web dựa trên Chromium, có khả năng đánh cắp nội dung email từ Gmail và AOL. -
Tin tặc Triều Tiên bị tố cáo tấn công các trang thương mại điện tử
Tuệ Minh17:54 | 23/07/2020Theo báo cáo vừa được công bố của hãng bảo mật SanSec (Hà Lan), các tin tặc có nguồn gốc từ Triều Tiên đã và đang đột nhập vào các cửa hàng trực tuyến, trang web thương mại điện tử để cài mã độc nhằm đánh cắp thông tin thẻ tín dụng của người dùng.