22 Kết quả cho Hashtag: 'THUẬT TOÁN MẬT MÃ'
-
Quá trình dịch chuyển mật mã hậu lượng tử và an ninh quốc gia
TS. Nguyễn Quốc Toàn, Viện trưởng Viện Khoa học - Công nghệ mật mã09:38 | 24/02/2025Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của máy tính lượng tử đang đặt ra thách thức lớn đối với các hệ thống bảo mật hiện tại. Những thuật toán mật mã truyền thống vốn dựa vào sự phức tạp tính toán của máy tính cổ điển nay đang đứng trước nguy cơ bị phá vỡ. Để đối phó với mối đe dọa này, các quốc gia trên thế giới đang thực hiện các chương trình và chiến lược về mật mã kháng lượng tử. Quá trình này đang gặp nhiều thử thách, từ những nghi ngại về tính an toàn của các thuật toán mới cho đến rủi ro từ các backdoor tiềm ẩn. Bài viết sẽ phân tích quá trình phát triển và chuyển dịch mật mã hậu lượng tử cũng như những thách thức và tác động của mật mã hậu lượng tử đối với an ninh quốc gia trong bối cảnh hiện nay. -
Thách thức và tiềm năng đối với thuật toán mã khối dân sự Việt Nam - MKV
Quốc Trường13:51 | 25/12/2024Trong thời kỳ đất nước hội nhập và phát triển khoa học - công nghệ, các sản phẩm mật mã dân sự đang được ứng dụng rộng rãi trong Chính phủ điện tử và giao dịch điện tử. Hiểu được tầm quan trọng đó, Ban Cơ yếu Chính phủ đã chỉ đạo Viện Khoa học - Công nghệ mật mã nghiên cứu và phát triển thuật toán mã khối dân sự, coi đây là nền tảng của các sản phẩm bảo mật thông tin phục vụ phát triển kinh tế số, xã hội số. Tiến sĩ Nguyễn Quốc Toàn trên cương vị là Viện trưởng Viện Khoa học - Công nghệ mật mã đã thực hiện tổ chức nghiên cứu và cho ra đời thuật toán mã khối dân sự MKV - một thuật toán mã khối mang thương hiệu "Make in Vietnam", làm tiền đề cho việc tiêu chuẩn hóa các thuật toán mật mã dành cho lĩnh vực dân sự, đáp ứng nhu cầu bảo mật an toàn thông tin đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. -
Giải pháp bảo vệ, che giấu chương trình Windows chống lại nguy cơ phân tích, dịch ngược
Nguyễn Đình Đại, Hoàng Thu Phương (Viện Khoa học - Công nghệ mật mã)16:00 | 04/08/2024Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, số lượng các phần mềm chương trình được công bố ngày càng lớn. Song hành với đó là việc tin tặc luôn tìm cách phân tích, dịch ngược các chương trình nhằm lấy cắp ý tưởng, bẻ khóa phần mềm thương mại gây tổn hại tới các tổ chức, cá nhân phát triển phần mềm. Đặc biệt, trong ngành Cơ yếu có những chương trình có tích hợp các thuật toán mật mã ở mức mật và tối mật thì việc chống phân tích, dịch ngược có vai trò hết sức quan trọng. Do đó, việc phát triển một giải pháp bảo vệ các chương trình phần mềm chống lại nguy cơ phân tích, dịch ngược là rất cấp thiết. -
Ban Cơ yếu Chính phủ mở rộng công bố công khai thuật toán mật mã dân sự MKV
Quốc Trường16:06 | 04/07/2024Nhằm công bố rộng rãi và công khai thuật toán mật mã MKV của Việt Nam - dùng trong lĩnh vực dân sự, vừa qua, đoàn công tác của Viện Khoa học - Công nghệ mật mã, Ban Cơ yếu Chính phủ, đã tham dự và trình bày báo cáo tại Hội nghị xu hướng mật mã CTCrypt được tổ chức tại Liên Bang Nga từ ngày 03-06/6/2024. -
ViEncrypt - Thuật toán makeinvietnam đầu tiên cho lĩnh vực mật mã dân sự
Hoàng Linh09:30 | 08/03/2024Chiều 07/3, tại Hà Nội, Ban Cơ yếu Chính phủ tổ chức Hội thảo xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) cho thuật toán mã khối ViEncrypt trong lĩnh vực mật mã dân sự. Đồng chí Vũ Ngọc Thiềm, Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo còn có đại diện lãnh đạo các hệ Cơ yếu, các cơ quan, đơn vị thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ, các chuyên gia, nguyên cán bộ cấp cao của Viện Khoa học Công nghệ mật mã, Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin..., Ban Cơ yếu Chính phủ. -
Google bổ sung mã hóa kháng lượng tử trong phiên bản Chrome 116 nhằm tăng cường bảo mật TLS
Hữu Tài14:38 | 17/08/2023Google đã công bố kế hoạch bổ sung hỗ trợ cho các thuật toán mã hóa kháng lượng tử trong trình duyệt Chrome, bắt đầu từ phiên bản 116, bằng cách triển khai cơ chế đóng gói khóa (KEM) để bảo vệ việc chia sẻ bí mật mã hóa đối xứng trong quá trình thiết lập kết nối mạng TLS an toàn. -
Một phương pháp mã hóa phân vùng dữ liệu trên máy tính nhúng (Phần I)
Nguyễn Ngọc Quỳnh, TS. Nguyễn Chung Tiến, TS. Đỗ Cao Khánh (Học viện Kỹ thuật mật mã)10:25 | 21/04/2023Hiện nay, các ứng dụng sử dụng hệ thống Internet vạn vật (Internet of Things - IoT) phát triển nhanh về số lượng dẫn đến những nguy cơ tiềm ẩn về lộ lọt dữ liệu nhạy cảm. Trong bài báo này, nhóm tác giả đề xuất một phương pháp mã hóa phân vùng trên máy tính nhúng sử dụng dm-crypt và LUKS để bảo vệ dữ liệu cho ứng dụng camera, đồng thời tích hợp thêm thuật toán mật mã Kuznyechik trong chuẩn GOST R34.12-2015 trên máy tính nhúng Raspberry Pi. Trong phần I, bài báo đi tìm hiểu về các phương pháp mã hóa dữ liệu và trình bày về các giải pháp mã hóa dữ liệu lưu trữ, giới thiệu nguyên lý hoạt động và một số công cụ phần mềm hỗ trợ mã hóa dữ liệu cả về thương mại lẫn mã nguồn mở, tìm hiểu sâu hơn về giải pháp mã hóa phân vùng bằng dm-crypt và LUKS trên máy tính nhúng, cụ thể là Raspberry Pi. -
Bảo mật tầng vật lý: Một phương pháp bảo mật không dùng thuật toán mật mã
Nguyễn Như Tuấn11:18 | 07/01/2021Bảo mật truyền tin tầng vật lý cho mạng vô tuyến không sử dụng thuật toán mật mã đang được nghiên cứu rất rộng rãi trên thế giới. Phương pháp này có thể sử dụng độc lập hoặc kết hợp với phương pháp bảo mật dùng mật mã truyền thống tại các tầng phía trên để tăng mức độ an toàn, hoặc sử dụng để truyền các tham số bí mật trong hệ thống bảo mật sử dụng thuật toán mật mã. Bài báo này giới thiệu về ý tưởng và cơ sở bảo mật của phương pháp bảo mật tầng vật lý cho mạng truyền tin không dây. -
Chọn thuật toán cho chuẩn hàm băm năm 2012
Tạp chí An toàn thông tin15:02 | 19/07/2011Cuộc thi chọn chuẩn hàm băm mới được Viện Tiêu chuẩn và công nghệ quốc gia Mỹ (NIST) phát động nhằm thay thế SHA-1,SHA-2 đã bước sang năm thứ Tư, đã qua hai vòng tuyển chọn và đã tìm được 5 ứng cử viên vào vòng chung kết. Mỗi cuộc thi chọn thuật toán chuẩn mật mã luôn là sự kiện quan trọng và lôi cuốn sự chú ý của cộng đồng mật mã quốc tế. Trong cuộc thi này, liêu thuât toán nào sẽ được chọn làm chuẩn hàm băm mới? -
Một vài cảm nhận về 10 năm của AES
Tạp chí An toàn thông tin15:02 | 05/07/2011Vào đầu năm 2009, Vincent Rijmen đã viết bài về 10 năm của thuật toán Rijndael "10 years of Rijndael" để nhìn lại quá trình thuật toán mã khối Rijndael được công nhận làm chuẩn mã hóa tiên tiến (AES) của Mỹ và sự phát triển tiếp theo của nó. Bài viết đã thể hiện niềm tự hào của tác giả về Rijndael mà vẫn bảo đảm tính khách quan bởi vì Rijmen là nhà khoa học và ông đang trao đổi công khai về một vấn đề khoa học.